Các cách trị khô môi đơn giản tại nhà – Chấm dứt tình trạng môi khô nứt nẻ

Khi trời trở lạnh, nhiều người thường bị khô môi khiến da bong tróc, đau rát và viêm nhiễm. Môi khô bị tróc làm lộ ra phần da non đỏ hoặc có thể gây chảy máu và đau rát kéo dài. Để chấm dứt tình trạng khô môi, bài viết sau sẽ mách bạn các cách trị khô môi đơn giản tại nhà, cùng theo dõi nhé!

1. Khô môi là gì?

Môi khô là triệu chứng khi mà da môi bị khô, tróc da hoặc nứt ra. Các vết nứt này có thể xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới gây đau rát và có thể rướm máu.

Cách trị khô môi

Cách trị khô môi

Khô môi không phải là tình trạng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu của việc da bị mất nước. Bên cạnh đó, khô môi còn dẫn đến các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào bệnh lý, và tình trạng của cơ thể. Cụ thể, khô môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng ảnh hưởng tới miệng như:

  • Lở loét môi
  • Chảy máu môi
  • Đỏ và sưng môi
  • Viêm loét do nhiễm vi rút herpes simplex
  • Khô miệng
  • Giọng bị khàn

2. Các nguyên nhân gây khô môi

  • Do thiếu nước

Thiếu nước da và môi sẽ mất đi độ ẩm dẫn đến tình trạng khô môi kéo dài. Tốt nhất bạn nên uống nước đầy đủ 2 lít mỗi ngày.

  • Do thời tiết

Nhất là khi trời lạnh, nhiệt độ thấp dễ làm môi bị mất độ ẩm,dần dần trở nên khô và bong tróc. Vì vậy bạn cần phải sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giữ ẩm môi như son dưỡng, mặt nạ môi..

  • Sử dụng thường xuyên, son kém chất lượng
Dùng son môi kém chất lượng

Dùng son môi kém chất lượng

 

Những loại kem kém chất lượng, son lì cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra khô môi ở chị em phụ nữ. Trong son có chứa nhiều thành phần hoá học bám chặt và lấy đi độ ẩm tự nhiên trên môi. Ngoài ra, đối với các dòng son có tiếng trên thị trường cũng có thể gây khô môi nếu bạn để nó bám lâu trên da mỗi ngày. 

  • Không dùng dưỡng môi

Mọi người thường chú trọng dưỡng da mặt, mà không chú ý đến đôi môi cũng cần được nuôi dưỡng. Khi thời tiết khô, nắng hoặc trời lạnh, một chiếc dưỡng môi sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc giữ ẩm và giữ cho làn môi luôn được bảo vệ khỏi thời tiết bất lợi.

  • Thường xuyên liếm môi

Nhiều người có thói quen liếm môi mà không biết rằng thói quen này có thể làm môi càng khô hơn, ngoài ra liếm môi thường xuyên cũng có thể khiến môi bị thâm, sạm màu.

  • Thiếu Vitamin

Môi khô nứt nẻ cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin. Vitamin A, B đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp năng lượng, củng cố hệ miễn dịch và tái tạo làn da khỏe mạnh. Nếu không cung cấp đủ Vitamin A, B rất dễ gây ra tình trạng khô môi, bong tróc da.

  • Do thuốc 

Có một số loại thuốc có thể gây khô môi như thuốc cao huyết áp, thuốc trầm cảm và thuốc hóa trị. Nguyên nhân là do các loại thuốc này tiết chế sản xuất nước bọt, có thể gây khô môi và khô miệng.

  • Do bệnh lý

Một số bệnh lý của cơ thể cũng có thể gây ra khô môi, chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp, bệnh Crohn,… 

3. Cách trị khô môi đơn giản tại nhà

Khi bạn đang gặp tình trạng khô môi, có thể tham khảo các cách trị khô môi dưới đây:

Uống nhiều nước

Cách trị khô môi bằng cách uống nhiều nước

Uống nhiều nước để cấp ẩm cho môi

Nước rất quan trọng đối với cơ thể, cơ thể chúng ta chiếm 70% là nước, nên luôn cần bổ sung đủ lượng nước thì môi và da sẽ đủ độ ẩm và tránh tình trạng khô môi do mất nước.

Đắp dưa leo

Các chị em thường dùng dưa leo để đắp mặt bởi công dụng cấp ẩm tuyệt vời mà nó mang lại, khi đắp lên môi cũng vậy. Bạn nên đắp mặt nạ dưa leo cho môi 3 lần/tuần để môi được cấp ẩm, không bị khô, bên cạnh đó cách này cũng giúp giảm thâm môi đáng kể..

Dưỡng môi bằng mật ong

Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn chỉ cần thoa một ít mật ong lên môi và để yên tầm 20 phút sau đó rửa lại với nước hoặc lấy khăn ẩm lau đi là được. Ngoài ra, mật ong có chất chống oxy hoá có thể giúp chống viêm và kích thích làm lành vết thương nhanh chóng.

Thoa mật ong trị khô môi

Thoa mật ong trị khô môi

Bạn nên thoa mật ong lên môi 3 lần/tuần sẽ thấy được hiệu quả.

Thoa dầu dừa

Dầu dừa là một trong những nguyên liệu làm đẹp quá quen thuộc đối với phái đẹp, từ công dụng làm mượt tóc, làm mịn da, trị rạn da, đồng thời còn làm mềm và giảm thâm môi. Bạn có thể sử dụng 1 thìa cafe dầu dừa trộn với 1 thà cafe đường trộn lại và massage nhẹ lên môi mỗi buổi tối. Sau 1 tuần da môi bạn sẽ mịn màng và mềm hơn trông thấy.

Dùng son dưỡng

Nguyên nhân gây khô môi

Thoa son dưỡng cung cấp nước cho môi

Son dưỡng nên là một món mỹ phẩm bất ly thân của phái đẹp, bên cạnh việc cung cấp nước đều đặn cho làn da như xịt khoáng, thì môi cũng cần phải cấp nước đều đặn môi khi bạn có việc phải ra đường. Son dưỡng giúp cấp ẩm, chống khô môi, đồng thời bảo vệ môi khỏi các tác nhân gây hại như tia uv, bụi bẩn và các chất độc hại có trong son môi.

Tóm lại, da môi chúng ta rất mỏng manh và dễ bị khô, nhất là khi tiếp xúc với trời lạnh và ánh nắng mặt trời.  Đây là một vấn đề phổ biến và khó chịu. Theo đó, mỗi người cần biết các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây môi khô tróc da, chủ động phòng tránh, kết hợp cùng những biện pháp khắc phục tại nhà để có thể giúp hạn chế đôi môi nứt nẻ và không làm chúng bị khô thêm.

>> Xem thêm:

Thâm quầng mắt là bệnh gì? Cách trị thâm quầng mắt

3 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên

5 Cách dưỡng môi bằng mật ong