Hệ tiêu hóa là một trong 11 hệ cơ quan chính của cơ thể. Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Một chứng bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng đến 19% dân số trên toàn thế giới chính là hội chứng ruột kích thích. Đây là căn bệnh gây nên nhiều xáo trộn đối với cuộc sống bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này để có thể phòng ngừa, chữa trị hiệu quả bạn nhé.
Khái niệm hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Căn bệnh có thể tái phát nhiều lần mà không có dấu hiệu thương tổn ở ruột. Do đó khi nội soi, thăm khám thông thường sẽ không phát hiện ra viêm loét hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào. Đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Người bệnh sẽ gặp tình trạng khó chịu, mệt mỏi và thay đổi trong sinh hoạt thường nhật.

Khái niệm hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt. Theo thống kê, độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 18-30 tuổi, tỷ lệ này giảm dần sau tuổi 50. Nữ giới có khả năng mắc phải cao gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân của chứng bệnh này là chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột. Khi ăn phải những thức ăn “lạ” sẽ khiến cơ thể có phản ứng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc tây cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, nếu bị stress hoặc thay đổi nội tiết tố cùng với sự mẫn cảm của đường ruột cũng khiến ruột dễ bị kích thích.
5 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích
Khi bị hội chứng ruột kích thích, bạn sẽ gặp các triệu chứng sau:
- Đau bụng là dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh này. Khi hệ tiêu hóa có vấn đề, chúng sẽ phát tín hiệu đau để cơ thể nhận biết. Đau bụng trong trường hợp này là do các cơ trong đường tiêu hóa bị kéo căng. Bệnh nhân có cảm giác đau ở bụng dưới hoặc toàn bộ ổ bụng.
- Tiêu chảy là dấu hiệu thứ 2 người bệnh gặp phải. Khi bị hội chứng ruột kích thích, việc nhu động ruột diễn ra quá nhanh và liên tục khiến thức ăn vận chuyển qua ruột nhanh hơn bình thường mà không được xử lý triệt để. Từ đó dẫn đến tiêu chảy đột ngột.
- Táo bón là dấu hiệu thứ 3 có thể sẽ gặp phải. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao bị tiêu chảy lại còn táo bón. Nguyên nhân là ruột nhu động chậm hơn bình thường khiến ruột hấp thụ kiệt nước từ phân, điều này làm bạn bị táo bón. Đôi khi người bệnh vừa tiêu chảy vừa táo bón xen kẽ.
- Đầy hơi là dấu hiệu thứ tư. Hội chứng ruột kích thích khiến khí sinh ra nhiều bất thường trong ruột mà không có lối thoát. Chúng khiến bạn bị đầy hơi và vô cùng khó chịu. Đây cũng là tác nhân làm bạn bị đau bụng.
- Mệt mỏi, khó ngủ và không tỉnh táo là dấu hiệu thứ 5. Chính việc bị tiêu chảy, táo bón kéo dài khiến cơ thể mất nước, kiệt sức và mệt mỏi. Bên cạnh đó, tần suất đi vệ sinh quá nhiều (hoặc quá ít) cũng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không những thế, những cơn đau âm ỉ và dai dẳng sẽ khiến bệnh nhân mất ngủ hoặc giấc ngủ không được sâu.

Dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích
Có thể bạn quan tâm: Top 6 cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà hiệu quả
Các cách chữa trị hội chứng ruột kích thích đơn giản tại nhà
Để chữa hội chứng ruột kích thích, có nhiều phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Các cách chữa trị này rất an toàn đối với mọi người, không gây nên phản ứng phụ.
- Thay đổi thói quen ăn uống là điều cần làm trước tiên. Việc ăn các món ăn không lành mạnh sẽ khiến cơ thể bạn thêm quá tải và không thể chấm dứt tình trạng bệnh. Vì thế bạn cần hạn chế ăn các loại khó tiêu hóa như bánh ngọt, bia rượu, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là tăng cường ăn các loại rau củ quả tươi để bổ sung vitamin cần thiết. Ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ nhằm hỗ trợ đường ruột tiêu hóa tốt hơn. Quan trọng nhất là uống đủ nước, tốt nhất là nước lọc để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bạn. Chỉ 1-2 ngày sau khi thay đổi thói quen ăn uống, bạn sẽ thấy được sự biến chuyển rõ rệt trong cơ thể.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh để tình trạng stress kéo dài bạn nhé. Lo âu, căng thẳng sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh khác chứ không chỉ riêng hội chứng ruột kích thích.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên. Tránh ngồi quá lâu trong một tư thế suốt thời gian dài. Đặc biệt nhân viên văn phòng nên đứng lên đi lại vận động nhẹ sau mỗi 1-2 tiếng ngồi làm việc. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe và cũng giảm bớt căng thẳng khi làm việc.
- Rèn luyện thói quen đi đại tiện mỗi sáng trong khung giờ nhất định. Thói quen này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phòng chống hội chứng ruột kích thích.
Cuối cùng, nếu tình trạng bệnh nặng và bạn cần chữa khỏi nhanh chóng thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc phù hợp. Hạn chế sử dụng thuốc tây bừa bãi để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh.
Trên đây là một số chia sẻ về hội chứng ruột kích thích, hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.