Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất chính là người lớn, gây cảm giác khó chịu trong đời sống sinh hoạt. Hiện nay có nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng được chia sẻ. Bạn nên chọn lọc và lựa chọn cách điều trị phù hợp theo mức độ bệnh và triệu chứng của cơ thể. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những thông tin bổ ích nhé!
Triệu chứng viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại là: Có chu kì và không có chu kì.
Viêm mũi có chu kì
Đây là loại viêm mũi xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng ẩm. Người mắc loại bệnh này tùy thuộc vào thời tiết. Người bệnh cần dựa vào mức độ bệnh để tìm ra cách điều trị viêm mũi dị ứng thích hợp. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có chu kì là:
- Cay mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục
- Đỏ mắt, chảy nước mắt
- Vùng họng ngứa, gây ho hay tằng hắng
- Chảy nước mũi nhiều, trong suốt
Nếu không điều trị sớm thì bệnh có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng không có chu kì
Loại bệnh này có biểu hiện gần giống như có chu kì. Chỉ khác biệt là không phụ thuộc theo mùa (thời tiết), xảy ra đột ngột với cơ thể người mắc. Cơn viêm mũi dị ứng chỉ có dấu hiệu hắt hơi nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi thường tăng dần và kéo dài hơn trong khoảng thời gian giữa hai cơn liên tiếp. Bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng. Có thể là nước hoa, hoá chất, vải vóc, lông động vật (chó, mèo, chim,…) Nếu tình trạng nặng hơn và kéo dài bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Cách trị viêm mũi dị ứng
Dù viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái cho người mắc về sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày. Hơn thế nữa, biểu hiện bệnh nghẹt mũi nên người bệnh đa phần thở bằng miệng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cổ họng, dễ mắc các bệnh như: Viêm phế quản, viêm họng và nặng hơn là hen suyễn. Cách điều trị viêm mũi dị ứng được kể tên dưới đây:
- Dùng thuốc kháng sinh Histamin theo liều chỉ định của bác sĩ.
- Dùng thuốc xịt mũi, nhỏ mắt làm giảm triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, cay mắt trong thời gian ngắn.
- Liệu pháp miễn dịch dùng mũi tiêm làm giảm phản ứng miễn dịch với các chất dị ứng cụ thể theo thời gian. Người bệnh cần được tiêm tại bệnh viện, có bác sĩ chuyên môn.
- Các biện pháp điều trị tại nhà là: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ra dị ứng (phấn hoa, lông động vật, hóa chất,…); Thường xuyên vệ sinh và sử dụng bộ lọc không khí trong nhà. Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

Cách trị viêm mũi dị ứng
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng như thế nào?
Ngoài cách điều trị viêm mũi dị ứng bạn cần phải tìm hiểu một số cách phòng ngừa bệnh. Một số cách phòng ngừa nên áp dụng là:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: là cách mà bạn bảo vệ mình trước những thay đổi do môi trường tác động đến sức khoẻ. Không chỉ phòng tránh bệnh viêm mũi mà còn chống lại nhiều loại bệnh khác. Ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước là điều bạn cần làm.
- Tránh xa tác nhân gây viêm mũi dị ứng: Khi đã biết bản thân bị dị ứng bởi điều gì thì nên tránh tiếp xúc. Đeo khẩu trang và có các biện pháp ngăn cách khi bắt buộc phải tiếp xúc.
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 1 lần 1 ngày, tốt nhất là 2 lần 1 ngày.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống tránh tồn đọng bụi bẩn, mùi khó chịu trong nhà.
- Khi thời tiết thay đổi, bạn hãy giữ ấm cho cơ thể, bổ sung nước – điện giải cho cơ thể khi thời tiết nóng.
Khi mắc bệnh, người bệnh cần phối hợp theo đơn thuốc của bác sĩ. Có như vậy mới mau khỏi bệnh và hạn chế tối đa di chứng sau bệnh.
Những cách trị viêm mũi dị ứng đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cũng như một số kiến thức chống lại cơn viêm mũi dị ứng phiền phức. Hãy đón xem bài viết tiếp theo để cập nhật cho mình nhiều thông tin bổ ích nhé!
Tham khảo nhiều hơn tại: 24h Khỏe Đẹp