Nguyên nhân bị chàm và những điều kiêng kỵ khi mắc bệnh

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema là bệnh lý về da gây ngứa, đau rát, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của người mắc. Tìm hiểu nguyên nhân bị chàm để phòng tránh cho chính mình. Thêm vào đó, khi mắc bệnh chàm bạn cần kiêng kỵ những gì? 2 vấn đề này sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân bị chàm là gì?

Nguyên nhân xuất hiện bệnh chàm là gì? Bạn cần biết để có các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị khi đã mắc bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm:

  • Những người có bệnh lý như: xơ gan, viêm thận, viêm tai, suyễn,… thường là đối tượng dễ mắc bệnh chàm.
  • Yếu tố di truyền trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. nếu trong gia đình có người thân bị nhiễm bệnh chàm thì tỉ lệ các thế hệ sau có nguy cơ bị bệnh cũng cao.
  • Tác động từ môi trường và mỹ phẩm: Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi nhiều, không vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến tình trạng da kém, dễ bị chàm. Các chất hóa học, sợi vải quần áo hay các vật dụng khó thích ứng với cơ địa cũng làm da mẫn cảm. Mỹ phẩm làm đẹp cũng là loại sản phẩm cần bạn chú ý và lựa chọn kỹ. Nếu bạn cảm nhận được thích ứng da khi sử dụng sản phẩm thì hãy dừng ngay và đổi loại khác.
  • Sức đề kháng cơ thể yếu do ăn uống không điều độ, đủ chất. Ngủ không đủ giấc. Ít vận động và làm việc quá căng thẳng làm cho các chức năng cơ thể suy giảm. Làn da trở nên nhạy cảm, sần mụn và tăng nguy cơ bệnh chàm.
Nguyên nhân bị chàm là gì?

Nguyên nhân bị chàm là gì?

Với những nguyên nhân kể trên, bạn nên chú ý và điều chỉnh nếp sống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sẽ tránh được nhiều bệnh, trong đó có bệnh chàm.

Những kiêng kỵ mà người bị bệnh chàm nên nhớ

Những người mắc bệnh chàm cần chú các điều kiêng kỵ để tránh tình trạng thêm nặng, kéo dài thời gian điều trị bệnh. Người mắc bệnh chàm nên kiêng kỵ những loại thực phẩm như:

  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,…
  • Các món ăn từ nội tạng động vật: gan, lòng, mề, ruột, tim,…
  • Hạn chế các thực phẩm có độ ngọt cao như: kẹo, socola, bánh kem,…

Bạn nên sử dụng: Các thực phẩm giàu Probiotic (sữa chua, sữa, phô mai mềm lên men,…). Thực phẩm có chất chống viêm là rau có màu xanh đậm, cá biển, đậu nành. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các vitamin cho cơ thể: Vitamin C (cam, bưởi, chanh,…), vitamin E (bơ, hạt hướng dương), chất kẽm (thịt nạc đỏ, hạt bí). Bạn có thể dùng mật ong để uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bệnh chàm cũng rất tốt.

Người mắc bệnh chàm nên kiêng kỵ

Người bị chàm nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cafe

Mẹo để ngăn bệnh chàm bùng phát

Hiện nay, có một số mẹo để ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát hoặc làm giảm các triệu chứng nhẹ của bạn. Đó là gì?

  • Bạn nên chườm mát vùng da hoặc đắp một lớp bột yến mạch hay ngâm bột baking soda để giảm cảm giác ngứa.
  • Bôi một lớp kem gốc dầu ngay sau khi tắm để tạo một lớp hàng rào bảo vệ da khỏi các yếu tố thích ứng.
  • Sử dụng các sản phẩm cho da không có mùi hương, không có chất tẩy rửa.
  • Mang găng tay, đồ bảo hộ khi xử lý hóa chất.
  • Tránh sử dụng các chất gây kích thích da
  • Không nên gãi hay tác động quá mạnh vào vùng da bị chàm sẽ gây nhiễm trùng hoặc nặng hơn nữa.

Bệnh chàm là loại bệnh về da phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người nhiễm. Các triệu chứng như ngứa, đỏ da, bong tróc, sần sùi,… sẽ làm da yếu đi, thiếu sức sống và ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ cơ thể của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân bệnh chàm, từ có các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh thích hợp. Nếu các triệu chứng của bạn quá nặng thì hãy thăm khám bác sĩ chuyên gia để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Hãy đón xem các bài viết sau để cập nhật cho mình nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Có thể bạn quan tâm: Hình ảnh bệnh chàm khô