Mụn là một nỗi ám ảnh không chỉ đối với chị em phụ nữ mà cả nam giới nó cũng rất sợ. Mụn sẽ làm ta bị tự ti mất đi vẽ đẹp của khuôn mặt và bên cạnh đó còn mụn còn để lại những hậu quả như sẹo, thâm….rất mất thời gian để điều trị. Tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ được nguyên nhân gây ra mụn.
1. Nguyên nhân gây ra mụn
Mụn sẽ xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tế bào da chết và các chất bã nhờn, thỉnh thoảng gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng và hiện nay vẫn chưa lí giải được tại sao tình trạng này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số cá thể hơn những người khác.

Nguyên nhân gây ra mụn nhưng không phải ai cũng biết
1.1 Mụn và tuyến bã nhờn
Tuyến bã là những tuyến tiết chất nhờn có kích thước nhỏ trên da. Chúng được tìm thấy ở bên trong các nang lông, trải khắp cơ thể, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân và đặc biệt nhiều ở vùng mặt và da đầu.
Khi tuyến bã tiết chất nhờn bên trong lỗ chân lông thì các tế bào da không ngừng đổi mới và lớp da ngoài cùng sẽ dần bong ra. Thỉnh thoảng các tế bào da chết không bong ra và chúng bị dính lại cùng với chất bã nhờn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Lỗ chân lông thường bị tắc nghẽn trong giai đoạn thanh thiếu niên vì tuyến bã hoạt động mạnh trong giai đoạn này.
1.2 Nhiễm khuẩn
Khi bã nhờn và tế bào da chết tích tụ và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, điều này sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn ví dụ như Propionibacterium acnes (P.acnes), một loại vi khuẩn phát triển chậm liên quan đến mụn trứng cá.
Bình thường Propionibacterium acnes sống thường trú trên da nhưng khi điều kiện thích hợp thì chúng phát triển rất nhanh, chúng sẽ ăn chất bã nhờn và kích thích cơ thể sản sinh đáp ứng miễn dịch. Điều này dẫn đến các thương tổn da viêm.
Mặc dù mụn liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn nhưng không lây lan giữa người với người.
Xem thêm: Những công thức “vàng” trị mụn ẩn dưới da hiệu quả nhất hiện nay
2. Các loại mụn thường gặp
2.1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen được xếp vào nhóm các loại mụn trứng cá không viêm. Loại mụn này xuất hiện tập trung chủ yếu ở trên mặt, nhất là ở những nơi có nhiều tuyến bã nhờn như mũi, trá. Mụn đầu đen không gây tổn thương do da nhưng lại dễ tái phát và thường khiến vùng da bị mụn trở nên xỉn màu, mất thẩm mỹ.
2.2. Mụn mủ
Mụn mủ cũng là một trong các loại mụn thường gặp. Tổn thương xuất hiện trên da là những ở viêm nhiễm nông xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào da. Bên trong mụn chứa nhiều mủ được bao bọc bên ngoài bằng một lớp da mỏng.
Mụn mủ thường xuất hiện ở những người có thói quen ăn đồ cay nóng, lạm dụng hóa mỹ phẩm, bị stress kéo dài hoặc vệ sinh da mặt không đúng cách. Loại mụn này được xếp vào nhóm mụn trứng cá viêm ở mức độ nặng. Nó gây tổn thương nghiêm trọng cho da và nếu không xử lý tốt có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn, để lại sẹo xấu cho da.

Mụn mủ
2.3. Mụn cóc
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể do virus HPV gây ra, thường gặp nhất là ở các ngón tay chân. Loại virus này có khả năng xâm nhập vào da thông qua các vết thương hở, qua ăn uống hoặc quan hệ tình dục. Chúng sống trú ẩn trong cơ thể từ 2 – 6 tháng và ảnh hưởng đến các mạch máu dẫn đến sự hình thành của các nốt mụn cứng trên bề mặt da.
Xem thêm: Những nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn dưới da mà bạn thường mắc phải
2.4. Mụn bọc
Trong số tất cả các loại mụn thì mụn bọc được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó khá cứng đầu và dễ để lại di chứng trên da. Loại mụn này ảnh hưởng nhiều nhất đến lứa tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do bị thay đổi nội tiết tố hoặc do da bị đổ nhiều dầu nhờn, vệ sinh da không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn.
2.5. Mụn cám
Mụn cám là mụn trứng cá dạng nhẹ. Chúng phát triển trong lỗ chân lông do có sự tích tụ quá nhiều của tế bào chết, chất nhờn cùng với bụi bẩn. Mụn cám không gây viêm da hay bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khác nhưng các nốt mụn mọc tập trung nhiều tại một khu vực khiến khuôn mặt của bạn trở nên kém xinh.

Mụn cám
2.6. Mụn nang
So với các loại mụn khác thì mụn nang ít gặp hơn nhưng lại có mức độ khá nghiêm trọng. Loại mụn này phát triển khi có nhiều bụi bẩn, chất bã nhờn, tế bào chết kết hợp với vi khuẩn gây viêm tắc lỗ chân lông. Sự xuất hiện của mụn nang không chỉ gây mất thẩm mỹ cho da mà còn khiến bạn gặp nhiều triệu chứng khó chịu, thời gian điều trị cũng kéo dài.
2.7. Mụn ẩn
Tiếp theo trong danh sách các loại mụn thường gặp đó chính là mụn ẩn. Loại mụn này có nhân nằm sâu dưới da, không gây viêm nhưng khó loại bỏ và có thể khiến làn da trở nên sần sùi. Nguyên nhân gây mụn là do thay đổi nội tiết tố, vệ sinh da không sạch sẽ hoặc lạm dụng mỹ phẩm nhiều khiến lỗ chân lông bị bít kín.
Bài viết trên tổng hợp tất cả những nguyên nhân gây ra mụn và các loại mụn thường gặp để tránh bị mụn nhé!
Xem thêm: Cách trị mụn bằng mật ong tại nhà nhưng mang lại hiệu quả cao